Cho vay Giải quyết việc làm
1. Mục tiêu:
Hỗ trợ và tạo việc làm cho người lao động và các Cơ sở SXKD.
2. Đối tượng được vay vốn:
*Cơ sở SXKD gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, Tổ hợp tác; Hộ kinh doanh.
*Người lao động.
3. Điều kiện vay vốn:
*Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
– Được thành lập và hoạt động hợp pháp;
– Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
– Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
– Có đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật.
*Đối với người lao động
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc tạo việc làm cho thành viên trong hộ hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
– Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
4. Phương thức cho vay:
*Cho vay trực tiếp các dự án:
Cơ sở sản xuất kinh doanh
Người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam và Hội người mù Việt Nam quản lý.
*Cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc qua các Tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác: Người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam quản lý.
5. Mức cho vay tối đa:
*Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: 02 tỷ đồng/01 dự án và 100 triệu đồng/01 người lao động được tạo việc làm.
*Đối với người lao động: 100 triệu đồng.
6. Lãi suất cho vay:
Bằng lãi suất cho vay hộ cận nghèo từng thời kỳ, hiện nay là 7,92%/năm;
Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất cho vay.
Lưu ý: Trường hợp người lao động là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật hoặc Cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật hoặc người dân tộc thiểu số hoặc cả người dân tộc thiểu số và người khuyết tật thì áp dụng lãi suất bằng 50% lãi suất hộ cận nghèo.